Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa Đỗ Cảnh Thạc
quê 圭
◎ Nôm: 圭 AHV: khuê, âm phiên thiết “quê” (涓畦切) [Tập Vận, vận hội], nghĩa “vùng đất”. Đây là chữ hội ý {thổ + thổ}, xuất phát từ tục phân phong thời xưa, chữ 封 nguyên nghĩa là “mảnh đất của vua chư hầu, gồm hai chữ thổ (圭) và bộ thốn” (封,爵諸侯之土也。从之从土从寸) [Thuyết Văn giải tự; weiger 1915: 210], mà thốn chỉ là dạng khải hoá của bộ thủ (cái tay, trỏ sự sở hữu), sau 封 mới cho nghĩa là ranh giới lãnh thổ. Mặt khác, bản thân chữ “phong” còn có nghĩa là “vua chư hầu cầm ngọc khuê (biểu tượng của vùng đất mình cai quản) vào chầu thiên tử”. Chữ 圭 (hoặc 珪) từ đó mới chuyên dùng để trỏ loại ngọc này, còn nghĩa gốc “đất đai” được chuyển sang dùng tự dạng mới là “畦” [An Chi 2006: 311-312]. Âm HTC của 圭 là: kʷe (Baxter), kʷee (Phan Ngộ Vân). Chữ 貫 (quán) vốn nghĩa là “chuỗi tiền xâu” sau được dùng giả tá để ghi “vùng đất cha ông đã sống” (nguyên quán), mà hình thái ngữ âm quãng thời Tần về sau là *kwel hoặc *kwen, tiếng Việt còn bảo lưu âm “quèn”, như thành quèn (cổ hiền) là thực ấp của Đỗ Cảnh Thạc. Ss đối ứng: *kuel [NT Cẩn 1997: 311]. Chung âm -l cho phép truy nguyên đến thời Proto Việt-Chứt [NT Cẩn 1997: 208- 210; An Chi 2006 t4: 314]. Ss đối ứng kwel, kwe (11 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 259]. Như vậy, “quê” là âm THV cổ xưa nhất (có khả năng trước đời Tần), “quèn” là âm THV thời Tần - Hán - Nam Bắc Triều. Còn “quán” là AHV từ đời Đường.
dt. quê quán. Phần du lịu điệu thương quê cũ, tùng cúc bù trì nhớ việc hằng. (Ngôn chí 16.5)‖ (Mạn thuật 33.1, 35.1)‖ (Thuật hứng 48.1, 50.2, 51.1, 59.1)‖ (Tự thán 71.7, 73.2, 77.5, 107.2, 109.2)‖ (Tự thuật 117.2)‖ (Bảo kính 135.4, 155.1, 158.2).